Giới quý tộc

Giới quý tộc là một tầng lớp, giai cấp xã hội, có những đặc quyền, quyền lực hoặc địa vị cao trọng được công nhận so với các tầng lớp khác trong xã hội, địa vị này thường được lưu truyền trong gia đình từ đời này sang đời khác.[1] Thuật ngữ này tuy nhiên không được định nghĩa rõ ràng.[2] Ngay cả tại lục địa châu Âu mỗi nước có những tiêu chuẩn khác nhau, để xem ai thuộc giới quý tộc[3], huống chi là ở các nền văn hóa khác. Các đặc quyền gắn liền với giới quý tộc có thể tạo lợi thế đáng kể so với các giới khác, hoặc có thể có danh tiếng (do vậy được ưu tiên), và thay đổi từ nước này sang nước, thời đại này sang thời đại khác. Trong lịch sử, thành viên trong giới quý tộc và các đặc quyền của họ được quy định hoặc được thừa nhận bởi các vị vua hay nhà nước, do đó phân biệt nó từ các lĩnh vực khác của tầng lớp thượng lưu của một quốc gia trong đó sự giàu có, lối sống hoặc những quan hệ đánh dấu sự nổi bật của họ. Mặc dù vậy, giới quý tộc ít khi thành lập một đẳng cấp khép kín; đạt đủ quyền lực, sự giàu có, sức mạnh quân sự hay được sự ủng hộ của hoàng gia, cho phép người thường lên thành giới quý tộc.Thường thì có nhiều cấp bậc trong lớp quý tộc. Công nhận pháp lý của giới quý tộc được phổ biến hơn trong các chế độ quân chủ, nhưng giới quý tộc cũng tồn tại trong chế độ như Cộng hòa Hà Lan (1581-1795), Cộng hòa Genoa (1005-1815) và Cộng hòa Venice (697-1797), và vẫn là một phần của cấu trúc xã hội hợp pháp của một số chế độ không lưu truyền quyền lực, ví dụ, San Marino và Thành Vatican ở châu Âu. Danh hiệu lưu truyền sang đời sau thường phân biệt quý tộc với phi quý tộc, mặc dù ở nhiều quốc gia hầu hết giới quý tộc không có danh hiệu, và một danh hiệu lưu truyền không nhất thiết thuộc giới quý tộc (ví dụ, xem bài baronet tiếng Anh). Một số nước lại có giới quý tộc không lưu truyền, như Đế chế Brasil.